Cấu tạo và tính năng của mắc cài kim loại

Niềng răng là phương pháp thẩm mĩ răng không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên nhiều câu hỏi đặt ra niềng răng hô có cần nhổ răng không, niềng răng mắc cài có đau không, có ảnh hưởng làm cho răng yếu về sau đang được cộng đồng những người niềng răng quan tâm tìm lời giải đáp.

Cấu tạo và tính năng của mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại khi xét về mặt cấu tạo và tính năng của các loại mắc cài thì có thể chia thành hai loại mắc cài niềng răng bao gồm: Niềng răng mắc cài thường/ niềng răng mắc cài truyền thống và niềng răng mắc cài tự buộc/ mắc cài tự đóng, tự khóa.
Niềng răng mắc cài thường: Niềng răng mắc cài thường gồm có niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và niềng răng mắc cài sứ, cả hai loại mắc cài thường này sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và thun buộc để cố định dây cung trong rãnh các mắc cài. 

Niềng răng mắc cài tự buộc hay mắc cài tự đóng/ tự khóa: Tương tự như niềng răng mắc cài thường truyền thống thì niềng răng mắc cài tự buộc cũng có mắc cài kim loại và sứ nhưng thay vào đó, hệ thống dây cung sử dụng thun buộc cố định sẽ được thay bằng các nắp trượt với thiết kế chốt tự động đóng và cố định chắc chắn dây cung trong rãnh mắc cài, nhờ thế dây cung không bị bong ra, không gây đau răng, ổn định lực siết, giảm ê buốt khi niềng không ảnh hưởng đến lộ trình di chuyển của răng. 

Các hình thức gắn niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng trong kỹ thuật chỉnh nha mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp niềng răng không mắc cài. Niềng răng mắc cài luôn là lựa chọn tối ưu được các bác sĩ đưa ra lựa chọn cho các bệnh nhân có tình trạng răng khó hoặc phức tạp khi điều trị. Có hai hình thức niềng răng mắc cài là: Niềng răng mắc cài mặt ngoài và niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là mặt lưỡi.

Niềng răng mắc cài mặt ngoài: Niềng răng mặt ngoài là hình thức các loại mắc cài được gắn ở bề mặt ngoài thân răng, bạn có thể lựa chọn nhiều loại mắc cài như: mắc cài kim loại inox, mắc cài sứ, mắc cài pha lê … Đối với mắc cài sứ và pha lê sẽ mang lại tính thẩm mỹ hơn mắc cài sứ bởi có màu sắc gần trùng với màu răng, khi giao tiếp người niềng răng sẽ tự tin bởi khó nhận biết hơn so với mắc cài kim loại inox. 

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi: Các loại mắc cài niềng răng thông thường khi chỉnh nha sẽ được gắn ở bề mặt ngoài của răng. Nhưng đối với hình thức niềng răng mặt trong hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi thì phần mắc cài được đặt mặt trong của răng, các mắc cài như được "giấu" đi khi niềng. Sở dĩ niềng răng mặt trong còn được còn là niềng răng mặt lưỡi bởi các mắc cài khi niềng sẽ nằm gần và đối diện với lưỡi. 

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Niềng răng Invisalign có tốt không?

Giá thực hiện cấy ghép implant cao không ?

Răng mọc lệch lạc nguyên nhân do đâu?