Thông tin phương pháp niềng răng

Sở hữu răng bị lệch lạc niềng răng vào trong có niềng được không luôn là mối quan tâm của những người sở hữu hàm răng khấp khểnh, bởi lẽ sở hữu một hàm răng lệch lạc không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau, và khát khảo có được một hàm răng thẳng đều luôn thường trực trong họ. Vậy, răng mọc lệch lạc có niềng răng người lớn được không?

Thông tin phương pháp niềng răng

Niềng răng là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, chỉ một phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa để chỉnh sửa lại các khuyết điểm răng mọc lệch lạc, móm, hô, thưa,.. về đúng vị trí, đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như cải thiện vẻ thẩm mỹ.


Niềng răng nên được tiến hành từ khoảng 11-12 tuổi để có kết quả tốt nhất. Khi bạn bắt đầu thay răng sữa sang vĩnh viễn, nên đi khám để phát hiện những lệch lạc cần can thiệp sớm và tiến hành niềng răng nếu cần thiết. Tuy nhiên, người trưởng thành vẫn thực hiện được chỉnh nha. Nhưng với phụ nữ có thai không nên niềng răng vì lúc này, nội tiết tố thay đổi dẫn đến nướu dễ bị viêm nên việc vệ sinh răng miệng khó hơn.

Việc niềng răng bao gồm những mắc cài, thun, dây cung...liên kết với nhau tạo sự dịch chuyển giữa các răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng, khớp cắn về đúng vị trí.

Thời gian niềng răng khá lâu từ 1-3 năm, tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của hàm răng. Tuy nhiên khi bạn tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn thì cũng có thể rút ngắn thời gian điều trị sớm hơn dự kiến. Khi niềng răng bệnh nhân vẫn có thể ăn uống bình thường chỉ trừ ăn đồ cứng, dai hoặc dính như: xương, sụn, kẹo cao su, bánh mì giòn...

Chăm sóc răng miệng sau khi niềng

Khi niềng răng rồi, bạn không nên chủ quan và thiếu vệ sinh chăm sóc răng miệng mà cần phải chú ý và thực hiện kỹ càng hơn lúc trước để không làm ảnh hưởng tới niềng răng và răng. Do có niềng trên răng nên thức ăn dễ bám lại mắc cài, nếu không vệ sinh cẩn thận nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi, hôi miệng rất cao.

Nên sử dụng bàn chải lông mềm vì nó sẽ dễ dàng đi vào các kẽ răng mà không làm tổn hại lợi. Nên vệ sinh răng sau bữa ăn để tránh thức ăn bám lại xung quanh mắc cài. Nếu không có điều kiện để chải thì bạn súc miệng thật kỹ với nước. Tránh để phần nhựa bàn chải va vào mắc cài.


Không nên ăn những thức ăn quá cứng vì nó có thể va vào làm hỏng niềng răng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bàn chải kẽ, nước súc miệng sát khuẩn, máng bảo vệ.

Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày, tốt nhất là dùng sau tất cả các bữa ăn. Lúc này bạn dùng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt là cây luồn chỉ để có thể đưa sợi chỉ vào các kẻ răng một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến cung niềng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Niềng răng Invisalign có tốt không?

Giá thực hiện cấy ghép implant cao không ?

Răng mọc lệch lạc nguyên nhân do đâu?